Cỏ mực (Eclipta prostrata) là một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền, được biết đến với nhiều tên gọi khác như hàn liên thảo, cỏ nhọ nồi. Đây là một loài cây nhỏ, mọc hoang ở nhiều nơi, có lá màu xanh đậm và hoa nhỏ màu trắng. Hãy cùng chúng tôi khám phá những công dụng tuyệt vời và cách dùng chúng hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Cỏ mực mọc ở đâu?
Cỏ mực thường mọc ở những nơi ẩm ướt, râm mát như ruộng lúa, bờ mương, ao hồ, ven đường,… Cây dễ trồng và không đòi hỏi chăm sóc nhiều.
Đây là một loại cây thân thảo, sống lâu năm, có thể cao tới 1 mét. Thân cây mọc bò, có nhiều nhánh. Lá cỏ mực hình bầu dục, nhọn ở hai đầu, màu xanh đậm, mọc đối xứng. Hoa cỏ mực nhỏ, màu trắng, mọc thành cụm ở kẽ lá. Quả cỏ mực nhỏ, màu đen, chứa nhiều hạt.
Tác dụng của cỏ mực với sức khỏe?
Chữa bệnh gan: Theo nhiều nghiên cứu thực tế cỏ nhọ nồi được biết đến với khả năng hỗ trợ chức năng gan. Giúp giải độc và bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại. Ngoài ra, loại cây này cũng điều trị các chứng bệnh điển hình về gan như chứng vàng da, viêm gan,…
Cầm máu: Cỏ tươi sau khi giã ra và đắp lên vết thương hở có tác dụng cầm máu hiệu quả. Thường được dùng trong các trường hợp chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Chống viêm, kháng khuẩn: Cỏ tươi giã ra có các hoạt chất trong có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn. Giúp chữa lành các vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Tăng cường hệ miễn dịch: Giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể.
Hỗ trợ điều trị suy thận: Cỏ nhọ nồi được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị suy thận. Giúp cải thiện chức năng thận.
Cách sử dụng cây cỏ mực
Uống nước tươi: Giã nát lá cỏ mực tươi, vắt lấy nước uống.
Giải độc: Giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan.
Cải thiện tiêu hóa: Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi.
Tăng cường sức khỏe: Cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Pha trà: Dùng lá phơi khô, hãm với nước sôi uống như trà.
Đắp ngoài da: Giã nát lá tươi, đắp lên vết thương để cầm máu và kháng viêm.
Ngoài ra cỏ mực khô cũng giữ nguyên các công dụng như lúc tươi. Nấu nước uống từ lá khô giúp giải độc, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Bí quyết của một mái tóc óng mượt với cây cỏ mực.
Theo các chuyên gia, trong cỏ nhọ nồi có chứa methanol có tác dụng kích thích các nang tóc phát triển mạnh mẽ. Cải thiện nhanh chứng rụng tóc, hói, chống tóc bạc sớm. Trong các hoạt chất của cỏ mực còn giúp đen tóc. Đây là khắc tinh của chứng tóc bạc sớm. Dưới đây là những mẹo dưỡng tóc từ loại cây này.
Dầu cho tóc
Dầu cỏ mực được chiết xuất từ lá tươi có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho tóc như axit béo và vitamin. Thoa dầu lên tóc và da đầu, massage nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu và thúc đẩy mọc tóc. Ủ bằng dầu cây này mỗi khi gội đầu xong sẽ giúp tóc óng mượt và nhanh dài.
Ngoài ra, để mái tóc thêm mềm mượt bạn có thể ủ tóc với một số loại tinh dầu như: tinh dầu bạc hà và tinh dầu hoa oải hương.
Pha dầu gội
Thêm dầu cỏ mực vào dầu gội để tăng cường hiệu quả chăm sóc cho tóc. Giúp làm sạch nhẹ nhàng và cung cấp dinh dưỡng sâu cho các sợi tóc, giúp tóc mọc khỏe mạnh.
Sử dụng để ủ tóc
Nước cỏ tươi không chỉ là một nguồn dinh dưỡng quý giá cho cơ thể mà còn có thể được áp dụng để chăm sóc tóc. Dùng nước cỏ tươi để ủ tóc sau mỗi lần gội sẽ giúp tóc đen và óng mượt. Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng nước cỏ tươi để ủ tóc và tận dụng các lợi ích của nó:
Làm sạch tóc: Trước tiên, hãy dùng dầu gội và gội qua với nước ấm.
Áp dụng nước cỏ tươi: Lấy lá cỏ tươi, giã nát và vắt lấy nước. Dùng nước cỏ tươi này để thấm đều lên tóc từ gốc đến ngọn. Đảm bảo tóc được bao phủ đều bởi nước cỏ .
Massage nhẹ nhàng: Massage da đầu nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu. Giúp chất dinh dưỡng của cỏ mực thẩm thấu sâu vào da đầu.
Ủ tóc: Thời gian ủ tóc có thể từ 20-30 phút để đảm bảo các dưỡng chất trong nước cỏ được hấp thu đầy đủ. Để nước cỏ thẩm thấu tốt hơn bạn có thể dùng chùm đầu và quấn khăn.
Rửa sạch và dưỡng tóc: Sau khi đã ủ tóc với nước cỏ tươi, hãy rửa sạch tóc bằng nước ấm. Sử dụng dầu xả nếu cần thiết để làm sạch thêm và dưỡng ẩm cho tóc.
Áp dụng nước tươi để ủ tóc không chỉ giúp tóc mềm mượt và bóng khỏe. Mà còn cung cấp các dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường sức khỏe và kích thích mọc tóc.
Nhuộm tóc đen
Quá trình sơ chế: Rửa sạch cỏ tươi và cắt nhỏ sau đó giã nhuyễn thành hỗn hợp màu đen xanh.
Thoa đều và massage: Dùng tay hoặc cọ, chà xát hỗn hợp cỏ mực vào tóc từ gốc đến ngọn. Massage đều và chắc chắn phủ đều lên tóc.
Đợi khoảng 30 phút: Để hỗn hợp cỏ mực trên tóc trong khoảng thời gian này để cho màu sắc thẩm thấu vào tóc.
Gội sạch và sấy khô: Sau khi đã đợi đủ thời gian, dùng nước ấm để gội sạch tóc và loại bỏ hỗn hợp cỏ mực. Sau đó sấy khô tóc để tóc giữ được màu chuẩn nhất.
Kết Luận
Cây cỏ mực là một thảo dược quý với nhiều công dụng chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, cần dùng đúng liều lượng và theo hướng dẫn của chuyên gia để tránh những tác dụng phụ.