Sensory Marketing là gì? Cách áp dụng marketing giác quan vào doanh nghiệp

Sensory Marketing – Marketing giác quan là một trong những cách thức thu hút sự chú ý của khách hàng. Cách marketing này khai thác tối đa sức mạnh đa giác quan. Chúng tạo ra những trải nghiệm thương hiệu đáng nhớ từ xúc giác, khứu giác, đến thị giác. Hãy cùng iCHARM tìm hiểu thêm về cách marketing độc đáo này, qua bài viết dưới đây.

Sensory Marketing là gì?
Sensory Marketing là gì?

Sensory Marketing là gì?

Sensory marketing là gì? Sensory marketing hay còn được gọi là Marketing giác quan. Marketing giác quan tập trung vào việc kích thích các giác quan của khách hàng. Nhằm tạo ra trải nghiệm độc đáo và gắn kết với thương hiệu hay sản phẩm. Cách thức này tận dụng các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc đối với khách hàng.

Theo các nghiên cứu, con người không chỉ phản ứng với thông tin từ việc đọc, nghe hay xem. Mà còn phản ứng khi trải nghiệm trực tiếp môi trường xung quanh. Khi các giác quan của khách hàng được kích thích một cách tích cực. Có thể tạo ra ấn tượng, tăng cường sự ghi nhớ và tương tác với thương hiệu.

Các loại hình Sensory Marketing

Dưới đây là 5 loại hình chính trong Sensory Marketing:

Marketing thị giác (Visual marketing)

Đây là một trong những điều quan trọng nhất, khi mọi người đều thích nhìn thấy những thứ đẹp mắt. Và 90% thông tin mà não nhận được đến từ những gì chúng ta nhìn thấy. 50% cơ quan này được dành riêng để xử lý những gì chúng ta cảm nhận được bằng mắt. Con người có thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh, ngay cả khi chúng ta chớp mắt não vẫn tiếp tục cảm nhận những hình ảnh trực quan.

Marketing thị giác được thể hiện theo nhiều cách khác nhau như: quảng cáo trên các trang web, quảng cáo truyền hình, tạp chí, bảng quảng cáo, màn hình, video trên mạng xã hội,… Chúng được sử dụng để thu hút sự chú ý, truyền đạt thông điệp thương hiệu. Và tạo ra trải nghiệm hấp dẫn về mặt hình ảnh.

Marketing thị giác (Visual marketing)
Marketing thị giác (Visual marketing)

Marketing vị giác (Taste marketing)

Marketing vị giác thường được áp dụng cho các nhà cung cấp thực phẩm – đồ uống. Vị giác cũng chặt chẽ liên quan đến khứu giác. Và hiệu quả của chúng có thể thay đổi dựa trên các giác quan khác. Với các sản phẩm mới, chúng ta có thể sử dụng mẫu thử để lôi kéo khách hàng. Hay sử dụng hình ảnh hoặc mô phỏng thực phẩm trong quảng cáo để kích thích vị giác của khách hàng.

Marketing xúc giác (Tactile marketing)

Xúc giác hay trải nghiệm thực tế là cách tốt nhất để khách hàng tin tưởng sản phẩm/ dịch vụ. Khi khách hàng chạm vào sản phẩm, họ có thể cảm nhận được độ mềm mại hay độ chắc chắn của sản phẩm. Điều này có thể ảnh hưởng đến cảm nhận và đánh giá của họ về chất lượng sản phẩm.

Việc cho phép khách hàng thử sản phẩm trước khi mua không chỉ giúp họ cảm nhận được chất lượng của sản phẩm. Mà còn tạo ra một trải nghiệm tương tác tích cực, giúp tăng cơ hội mua hàng.

Marketing khứu giác (Olfactory marketing)

Bạn đã bao giờ nhận thấy mùi hương đặc trưng trong một cửa hàng hay không gian nào chưa? Mùi hương có thể khơi dậy những kí ức, cảm xúc và việc ra quyết định. Hương thơm phù hợp có thể tạo ra một bầu không khí dễ chịu và thư giãn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tương tác và mua sắm.

Marketing khứu giác (Olfactory marketing)
Marketing khứu giác (Olfactory marketing)

Marketing khứu giác (scent marketing) không chỉ tạo ra một trải nghiệm tốt. Mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ, và ghi nhớ thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Điều này có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực khi khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ với người khác. Tạo ra sự lan truyền và gia tăng sự nhận biết về thương hiệu.

Đọc thêm: Scent Marketing: Khái niệm, lợi ích và cách triển khai

Marketing thính giác (Auditory marketing)

Thính giác là một giác quan rất mạnh mẽ, kết nối với não và mang đến cho chúng ta thông tin ngay cả khi chúng ta không trực tiếp tìm kiếm nó. Nghiên cứu cho thấy âm nhạc được sử dụng để điều chỉnh cảm xúc của chúng ta. Nhịp độ, âm lượng và cao độ khác nhau có thể ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng.

Thông qua những điệp khúc lặp đi lặp lại, sản phẩm hay thương hiệu sẽ khắc sâu vào trí nhớ khách hàng. Việc kết hợp âm nhạc vào hoạt động sensory marketing sẽ hỗ trợ việc kích hoạt hoạt động marketing một cách toàn diện.

Áp dụng sensory marketing vào doanh nghiệp

Cách áp dụng marketing giác quan, cụ thể là marketing khứu giác vào một số doanh nghiệp:

  • Các cửa hàng bán lẻ có thể sử dụng hương thơm để tạo ra một không gian mua sắm thư giãn và thân thiện. Sử dụng máy tạo mùi thơm có thể tạo ra một bầu không khí dễ chịu và thu hút khách hàng vào cửa hàng.
máy tạo mùi thơm i119
Máy tạo mùi thơm i119
  • Nhà hàng và quán cà phê: Hương thơm của thức ăn và cà phê nóng có thể kích thích vị giác và khứu giác của khách hàng, tạo ra một trải nghiệm ẩm thực đặc biệt. Sử dụng hương thơm phù hợp cũng có thể tạo ra một môi trường ấm cúng và gắn kết với thương hiệu.
  • Spa và gym: Hương thơm nhẹ nhàng và thư giãn có thể giúp tạo ra một không gian thư giãn và yên bình cho khách hàng. Sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên trong các liệu pháp spa cũng có thể tăng thêm giá trị trải nghiệm cho khách hàng.
  • Khách sạn và resort: Sử dụng hương thơm phù hợp trong các khu vực chung, như sảnh đợi và phòng khách, có thể tạo ra một ấn tượng đầu tiên tích cực cho khách hàng. Hương thơm có thể tăng thêm cảm giác tiện nghi và sang trọng cho các khu vực nghỉ ngơi.

Lời kết

Sensory marketing là một chiến lược toàn diện đang ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi ích lớn cho các thương hiệu. Các thương hiệu có thể triển khai bằng cách sử dụng từ hai giác quan trở lên để tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Giúp họ cảm thấy hạnh phúc, hài lòng và muốn mua lại.

Marketing giác quan là một cách để kết nối với khách hàng qua các trải nghiệm đặc biệt. Bằng cách tận dụng các giác quan khác nhau như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác, các doanh nghiệp có thể tạo ra những trải nghiệm độc đáo và không thể quên cho khách hàng của mình.