Galangal là gì? Vì sao nó được yêu thích và trở thành loại gia vị không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người Thái. Hãy cùng icharm tìm hiểu về Galangal cũng như những công dụng tuyệt vời từ nó.
Nội dung bài viết:
Galangal là gì?
Galangal chính là tên gọi khác của củ riềng, nó có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Củ riềng rất quen thuộc với người dân Đông Nam Á nhưng một số người dân ở những quốc gia phương Tây khá xa lạ với củ riềng và họ thường đặt câu hỏi Galangal là gì.
Củ riềng lại trông rất giống gừng và ở một số vùng miền nó còn được gọi với cái tên “gừng Thái”‘ hoặc “gừng Xiêm”.
Củ riềng được sử dụng phổ biến để nấu các món ăn Đông Nam Á, một số nước rất ưa chuộng củ riềng là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Mặc dù củ gừng và riềng trông khá giống nhau, nhưng riềng có hương vị rất khác với gừng. Vì vậy 2 loại này không thể thay thế cho nhau.
Galangal mang một hương vị độc đáo riêng và nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe khi được sử dụng trong một số món ăn.
Mùi vị của Galangal thế nào?
Riềng có mùi vị hơi cay nhẹ, hương vị của riềng sắc nét hơn so với gừng. Riềng cũng có thể tạo thêm một chút vị chua khi chế biến các món súp và món kho . Riềng có lớp vỏ mịn và nhạt màu hơn so với gừng, cũng như phần thịt cứng hơn nên khi chế biến cần được thái lát mỏng.
5 Tác dụng của củ riềng
Khi đã biết Galangal là gì, chắc hẳn bạn cũng sẽ rất tò mò muốn tìm hiểu củ riềng có tác dụng gì? Theo Brigitte Zeitlin – người sáng lập BZ Nutrition New York, riềng đã được sử dụng trong y học Ayurvedic và Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Hơn nữa nó cũng có vai trò quan trọng hỗ trợ chữa bệnh theo và y học cổ truyền.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn hãy cùng icharm tìm hiểu tác dụng của củ riềng trong phần tiếp theo đây.
Làm giảm khả năng oxy hóa
Trong củ riềng có chứa một lượng lớn nhóm chất chống oxy hóa gọi là polyphenol. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra chất polyphenol có liên quan đến việc hỗ trợ nhận thức cải thiện trí nhớ và giảm cholesterol LDL (loại xấu).
Hơn nữa, chúng còn có tác dụng giúp chống lại bệnh tim và làm giảm lượng đường trong máu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cả bệnh tiểu đường.
Chứa các đặc tính chống viêm và kháng nấm
Khi tìm hiểu tác dụng của galanga là gì, Zeitlin cũng đã chỉ ra rằng: “Củ riềng được chứng minh là có cả đặc tính chống viêm và kháng nấm. Nó giúp giảm viêm dẫn đến đau khớp trong cơ thể đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật và vi khuẩn có hại. Điều này ngăn ngừa bệnh tật và các ký sinh trùng gây hại cho cơ thể.”
Tăng cường khả năng sinh sản của nam giới
Một số nghiên cứu cho thấy rằng củ riềng cũng có thể tăng cường khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, kết quả này mới chỉ được nghiên cứu trên động vật hoặc ống nghiệm. Hiện tại, có rất ít nghiên cứu được công bố liên quan đến tác dụng cải thiện khả năng sinh sản của con người nhờ củ riềng.
Khả năng phòng ngừa ung thư hiệu quả
Trong củ riềng có chứa galangin (một loại flavonoid) có một số tác dụng chống ung thư hứa hẹn. Loại chất này có công hiệu phòng ngừa đối với một số loại ung thư khác nhau, bao gồm: khối u ác tính, ung thư tuyến tụy, ung thư gan, ung thư ruột kết, và nhiều hơn nữa.
Bên cạnh đó, galangal cũng có tác dụng chống tăng sinh đối với bệnh bạch cầu. Tuy nhiên tác dụng này vẫn đang được tiến hành nghiên cứu để xác định xem liệu các hợp chất hoạt động này có thực sự giúp ngăn ngừa và ngăn chặn sự lây lan của một số tế bào ung thư hay không.
Một số tác dụng phụ của củ riềng
Ngoài những công dụng tuyệt vời, củ riềng cũng có một số tác dụng phụ cần lưu ý. Vậy tác dụng phụ của galangal là gì? Icharm sẽ bật mí cho bạn trong phần tiếp theo.
Gây kích ứng với phụ nữ đang mang thai
Trong củ riềng có chứa một số chất gây ảnh hưởng đến thể trạng của phụ nữ khi mang thai. Mặc dù cũng chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này, tuy nhiên nhiều phụ nữ có thai khi ăn riềng đã xuất hiện những tác dụng phụ như: dị ứng, mệt mỏi… Vì vậy phụ nữ khi mang bầu cần tham vấn ý kiến bác sĩ về những loại thực phẩm không nên dùng.
Tăng lượng axit trong dạ dày
Mặc dù trong củ riềng cũng có những chất có thể dùng để chữa các căn bệnh đau dạ dày hay thượng vị. Tuy nhiên trên thực tế, để có tác dụng chữa bệnh dạ dày thì củ riềng cần phải kết hợp với các loại thuốc khác nhau.
Trong trường hợp bạn ăn sống hay ăn những món ăn có riềng thì chúng sẽ kích thích dạ dày của bạn tiết ra nhiều axit hơn. Đó là nguyên nhân gây ra cảm khác khó chịu, trào ngược hay đại tràng.
Củ riềng có thể gây dị ứng
Hương vị cay trong riềng là loại gia vị không thể thiếu trong một số món ăn. Nhưng hãy cẩn thận bởi loại chất tiết ra từ củ riềng cũng chính là nguyên nhân khiến cho bạn bị dị ứng. Mức độ dị ứng nặng hay nhẹ cũng sẽ tùy vào thể trạng mỗi người.
Cách Chế Biến Củ Riềng
Riềng được sử dụng thông dụng nhất là khi riềng đóng vai trò gia vị bổ sung cho các món ăn. Vậy cách chế biến để đảm bảo hương vị và dưỡng chất trong Galangal là gì? Thực ra, việc chế biến riềng khá đơn giản, bạn có thể làm theo các cách sau:
- Xay nhuyễn: Khi xay nhuyễn riềng giúp bạn tránh được việc cắn phải miếng gừng trong lúc thưởng thức món ăn. Hơn nữa khi xay nhuyễn hương vị của riềng cũng đậm đà hơn.
- Thái lát: Bạn cần rửa sạch sau đó thái riềng thành từng lát mỏng rồi chế biến cùng thức ăn. Đây là cách khá phổ biến và dễ thực hiện, việc thái lát mỏng cũng giúp giảm độ cay của riềng trong món ăn.
- Băm nhỏ: Bạn nên cắt hoặc băm nhỏ phần gốc để có thể ăn hết và sử dụng nó như một loại gia vị. Đây là một cách hiệu quả để giảm lượng muối ăn vào thức ăn, điều này có thể giúp bạn cải thiện về huyết áp.
- Hấp: Riềng có xu hướng khá cứng khi còn sống, nhưng khi được nấu đúng cách, nó có thể mang lại hương vị độc đáo kết hợp ngon miệng với các nguyên liệu khác.
- Chiết xuất tinh dầu: Củ Riềng có thể chiết xuất được tinh dầu bằng nhiều phương pháp. Tinh dầu galangal có thể dùng để xông phòng, xoa bóp lên da…
Với những thông tin trên, icharm đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin về Galangal là gì cũng như những lợi ích của củ riềng mang tới. Qua bài viết này, icharm hi vọng bạn đã hiểu hơn về củ riềng cũng như biết cách sử dụng củ riềng đem lại kết quả tốt nhất cho sức khỏe.